15.23. XÁC ĐỊNH CÔNG HIỆU GIẢI
ĐỘC TỐ BẠCH HẦU
HOẶC
THÀNH PHẦN BẠCH HẦUTRONG VẮCXIN PHỐI HỢP,
HẤP PHỤ
Xác định công hiệu của
giải độc tố bạch hầu hoặc thành
phần bạch hầu trong vắc xin phối hợp,
hấp phụ được xác định bằng 1 trong
2 phương pháp: Thử thách trên chuột lang hoặc
chuẩn độ huyết thanh chuột nhắt trên
tế bào Vero.
PHƯƠNG PHÁP THỬ THÁCH TRÊN CHUỘT LANG
Miễn
dịch cho chuột:
Sử dụng ít nhất 3 độ pha loãng bậc 2
(nhưng không quá 5 độ pha) cho cả vắc xin mẫu
chuẩn và vắc xin thử. Mỗi độ pha dùng ít
nhất 15 chuột lang khoẻ mạnh, 3-5 tuần
tuổi, chưa sử dụng cho bất kỳ mục
đích nào trước đó. Trọng lượng
chuột 250-350 g/con. Có thể sử dụng chuột khác giới
nhưng phải phân chia đều cho các độ pha vắc
xin và nhốt riêng lồng..
Các vắc xin được pha bằng nước
muối sinh lý vô khuẩn và lựa chọn các độ pha
sao cho ED50 trung bình không nằm ngoài các độ pha
loãng của vắc xin. Mỗi chuột trong các nhóm miễn
dịch được tiêm dưới da 1 ml huyền
dịch của độ pha vắc xin tương ứng.
Thời gian miễn dịch là 28 ngày.
Chọn ra 3 nhóm chuột đối chứng, mỗi nhóm 4-6 con,
không tiêm gì và nuôi song song với các nhóm chuột miễn dịch bởi vắc
xin.
Ví dụ pha vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin
mẫu thử như sau:
Vắc xin bạch hầu mẫu
chuẩn chứa 180 I.U/ống được hoàn nguyên trong
18 ml nước muối sinh lý,
(NMSL) pha thành ít nhất 3 độ pha loãng bậc 2
để có các độ pha tương ứng với 10
IU/ ml; 5 IU/ ml và 2,5 IU/ ml như
sau:
A (1/18) = 1 ống vắc xin mẫu chuẩn + 18
ml
B (1/36) = 9 ml
A + 9 ml NMSL
C (1/72) = 9
ml B + 9ml NMSL
Vắc
xin mẫu thử cũng được pha thành ít nhất
3 độ pha loãng bậc 2 bằng nước muối
sinh lý vô khuẩn như sau:
A (1/ 20) = 1 ml vắc xin + 19 ml
NMSL
B (1/40) = 9 ml
A + 9 ml NMSL
C (1/80) = 9 ml
B + 9ml NMSL
Thử
thách
Độc tố bạch hầu dùng
cho thử thách phải có ít nhất 10.000 LD50/Lf. Sau
4 tuần, toàn bộ chuột lang đã tiêm miễn dịch
được tiêm thử thách dưới da bởi độc
tố bạch hầu với liều 50 LD50 / ml.
Pha loãng độc tố bạch
hầu để có dung dịch chứa 1LD 50, dùng
tiêm cho nhóm chuột đối chứng, mỗi con 1ml/dưới
da.
Theo dõi chuột hàng ngày trong 5 ngày,
ghi lại số chuột sống và chết trong mỗi
độ pha miễn dịch và các nhóm chuột đối
chứng.
Tính
kết quả
Căn cứ vào số chuột
sống sót trong mỗi độ pha vắc xin vào ngày
thứ 5 sau khi thử thách, công hiệu vắc xin
được xác định bằng phương pháp
probit analysis.
Vắc xin đạt yêu cầu
về công hiệu bạch hầu nếu có không ít hơn 30
I.U trong một liều đơn vắc xin
cho người với
điều kiện 95% khoảng tin cậy của công
hiệu tìm được nằm trong giới hạn
từ 50 % đến 200%, hoặc
khi giới hạn cận dưới của 95% khoảng
tin cậy của công hiệu ³ 30 I.U trong một liều đơn vắc xin
cho người.
Thử nghiệm có
giá trị khi
- Liều thử thách chứng minh
chứa xấp xỉ 50 LD50 .
- Giá trị ED50 trung bình của
vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin thử nằm trong
khoảng giữa liều miễn dịch thấp nhất
và cao nhất.
- Thử nghiệm cần đáp ứng
được tiêu chuẩn về tính tuyến tính và tính
song song giữa liều miễn dịch và sự đáp
ứng của chuột giữa vắc xin chuẩn và
mẫu thử.
CHUẨN ĐỘ HUYẾT THANH CHUỘT NHẮT TRÊN
TẾ BÀO VERO
Miễn dịch cho chuột
Mỗi vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin
mẫu thử được tiến hành 4 độ pha loãng
bậc 2. Các vắc xin được pha loãng bởi
nước muối sinh lý vô khuẩn. Lựa chọn các
độ pha vắc xin căn cứ vào hàm lượng
giải độc tố bạch hầu có trong từng
loại vắc xin.
Mỗi độ pha dùng ít nhất 8 chuột nhắt
trắng khoẻ mạnh, chưa sử dụng cho bất
kỳ mục đích nào trước đó. Trọng
lượng chuột 12-14 g/con, 3-4 tuần tuổi, cùng
giới (nếu khác giới phải phân đều cho các
độ pha khác nhau và nhốt riêng lồng).
Mỗi chuột trong từng nhóm được tiêm
dưới da 0,5 ml huyền dịch vắc xin tương
ứng với từng độ pha của vắc xin
mẫu thử và mẫu chuẩn. Thời gian miễn
dịch là 5 tuần.
Ví dụ: pha vắc xin mẫu chuẩn và
thử như sau
Vắc xin bạch
hầu mẫu chuẩn chứa 688 IU được hoàn
nguyên trong 8 ml nước muối sinh lý để có hỗn
dịch (* ) chứa 88 IU/ ml. Tiếp tục pha loãng bậc
2 để có 4 độ pha A- B – C - D như sau:.
A (1/2) = 8 ml
(* ) + 8 ml NMSL
B (1/4) = 8 ml
A + 8 ml NMSL
C (1/8) = 8 ml
B + 8 ml NMSL
D (1/16) =
8 ml C + 8 ml NMSL
Ví dụ vắc xin thử pha như sau:
A (1/5) = 4 ml vắc
xin + 16 ml NMSL
B (1/10) =
8 ml A + 8 ml
NMSL
C (1/20) =
8 ml B + 8
ml NMSL
D (1/40) = 8 ml
C + 8 ml NMSL
Lấy máu và thu
thập huyết thanh chuột miễn dịch:
Sau khi tiêm miễn dịch 5 tuần,
mỗi chuột được lấy máu riêng rẽ (lấy máu tim bằng bơm tiêm loại 1
ml vô trùng) và tách
lấy huyết thanh miễn dịch. Huyết thanh
được bất hoạt ở 56 oC trong 30
phút. Sau đó có thể giữ các mẫu huyết thanh
chuột miễn dịch - 20 0C cho đến khi
chuẩn độ huyết thanh trên tế bào.
Chuẩn
độ kháng thể kháng bạch hầu trên tế bào Vero
Chuẩn bị tế bào Vero
Chuẩn
bị môi trường M199
Môi trường M199 bột khô hoà tan trong
nước cất 2 lần. Điều chỉnh đến
pH 7 - 7,2 bằng dung dung dịch natri bicarbonat. Môi
trường nuôi cấy tế bào có chứa penicilin và
streptomycin và 5 -10 % huyết thanh
bào thai bê.
Nuôi tế bào
Vero
Tế bào Vero giữ trong nitrogen lỏng
được lấy ra và làm tan băng nhanh dưới
vòi nước. Ly tâm loại bỏ nước nổi.
Cặn được hoà trong môi trường M199 và nuôi
trong chai nhựa 25 cm2 ủ ở 35 0C. Sau 4-6 ngày, khi tế bào mọc kín
thành một lớp, dùng dung dịch trypsin 0,25% tách tế bào
và cấy chuyển qua chai nuôi tế bào 75 cm2.
Tiếp tục ủ ở 35 0C/ 4 - 6 ngày. Khi tế
bào mọc kín thành một lớp, dùng dung dịch trypsin 0,25%
tách tế bào. Pha thành hỗn dịch tế bào có đậm
độ là 2,5 x 10 5 tế bào/ ml dùng để
chuẩn độ.
Tìm liều độc tố bạch
hầu ức chế tế bào Lm/ 10.000
Liều
độc tố Lm/10.000 là liều độc tố
tối thiểu sau khi trung hoà với 0,0001 I.U kháng
độc tố bạch hầu còn khả năng ức
chế sự phát triển của tế bào VERO.
Xác
định liều Lm/10.000 của độc tố
bạch hầu bằng phương pháp sau đây:
- Độc
tố bạch hầu chuẩn được pha loãng thành
nhiều nồng độ khác nhau trong môi trường M199
để có nồng độ khoảng 0,2 Lf/ml.
-Pha loãng
độc tố bạch hầu 0,2 Lf/ml trên phiến
chuẩn độ từ cột 1-11.
-Thêm
huyết thanh chuẩn kháng bạch hầu có nồng
độ 0,002 I.U/ml vào các giếng trên.
- Sau khi
ủ phiến 1 giờ ở
nhiệt độ phòng, thêm vào tất cả các
giếng dung dịch tế bào VERO có nồng độ 2,5 x
10 5 TB/ ml.
- Lắc
nhẹ và dán kín phiến bằng giấy dán phiến.
- Ủ ở 35 oC
trong 5-6 ngày.
- Đọc kết quả và tính
liều Lm/10.000 của độc tố bạch hầu.
Chuẩn
độ kháng thể kháng bạch hầu trên tế bào Vero
Tiến
hành:
Mỗi phiến dùng để chuẩn
độ 8 mẫu huyết thanh của 1 độ pha vắc
xin.
·
Cho 50ml môi trường M199 vào tất cả các
giếng của phiến (trừ giếng A11 và 12). Riêng
giếng G11, G12, H11, H12 cho 100 ml.
·
Lấy 8 mẫu huyết thanh chuột đã tiêm miễn
dịch của mỗi độ pha vắc xin cho lần
lượt vào các giếng từ A1 đến H1, mỗi
giếng 50ml. Pha loãng bậc 2 từ dãy số 1 đến
dãy số 10.
·
Huyết thanh chuẩn kháng bạch hầu có 10 IU/ ml pha
thành 0,08 IU/ ml (**).
·
Cho 50ml huyết thanh (**) vào các giếng A11, A12 và
B11, B12. Từ B11 và B12 pha loãng bậc 2 xuống C11,C12 và
D11,D12; sau khi pha loãng và trộn đều ở các giếng
D11, D12 thì bỏ đi 50 ml ở mỗi trong 2 giếng này.
·
Pha độc tố chuẩn để có liều Lr/10.000,
cho 50ml độc tố vào tất cả các
giếng trừ giếng G11, G12, H11, H12 (chứng tế bào).
·
Lắc phiến và ủ 1 giờ ở nhiệt
độ phòng. Cho thêm vào các giếng 50ml hỗn dịch tế bào có đậm
độ 2,5x105 tế
bào/ml.
·
Dán kín phiến bằng màng dán phiến và để
ở 350 C trong 5 – 6 ngày. Đọc kết quả.
Cách đọc và tính kết quả
Có thể đọc kết quả
bằng cách trực tiếp soi các giếng chuẩn
độ dưới kính hiển vi phản pha hoặc dựa
vào việc đổi màu để phân biệt giếng “âm
tính” và “dương tính”. Sự thay
đổi màu từ đỏ sang vàng được coi
như không có sự ức chế trao đổi chất do
các độc tố đã bị trung hoà bởi các kháng
thể kháng độc tố. Hiệu giá kháng thể
được tính theo điểm là giếng cuối cùng
vẫn còn tế bào mọc (môi trường có màu vàng).
Căn cứ vào số
giếng “dương tính”, tính kết quả theo
phương pháp parallel line.
Thử
nghiệm có giá trị khi:
- Giếng A11- D11 và A12- D12
cho thấy rõ liều Lr/10.000 được pha đúng: Sau
6 ngày không xảy ra sự ức chế trao đổi
chất ở giếng A11&12 và B11&12
(Màu vàng). Ngược lại có xảy ra sự ức
chế trao đổi chất ở giếng C11&12
và D11&12 (Mầu đỏ).
- Sự ức chế trao đổi
chất sẽ xảy ra ở giếng E11&12 và F11&12
(Mầu đỏ) là những giếng chứng độc
tố (Không có kháng huyết thanh để trung hoà
độc tố nên độc tố đã gây huỷ
hoại tế bào)
- Ở các giếng G11&12 và H11&12 các tế bào phát triển bình
thường và môi trường có mầu vàng, đó là những giếng chứng tế
bào (Không có độc tố và kháng huyết thanh bạch
hầu)
- Thử nghiệm phải đạt được
các tiêu chuẩn đặt ra trong thử nghiệm parallel
line nghĩa là phải tạo được
đường thẳng và đường song song trong
mối tương quan đáp
ứng liều.
Giá trị của vắc xin chuẩn (Điểm
trung bình của các độ pha loãng) sẽ phải nằm
trong giá trị trung bình tích luỹ ± 2SD của tất cả các
thí nghiệm tiến hành trước đó.
Tiêu chuẩn chấp thuận
Vắc
xin đạt yêu cầu về công hiệu bạch hầu
nếu có
không ít hơn 30 I.U trong một liều đơn vắc xin cho người với điều kiện 95%
khoảng tin cậy của công hiệu tìm được
nằm trong giới hạn từ 50% đến 200%, trừ khi giới hạn cận
dưới của 95% khoảng tin cậy của công
hiệu ³ 30 I.U trong liều đơn vắc
xin cho người.
-Nếu
kết quả không đạt yêu cầu nhưng thử
nghiệm có giá trị (valid test) thì phải nhắc lại
thử nghiệm trên mẫu huyết thanh miễn dịch còn
lưu và làm thử nghiệm kép. Kết quả sẽ là giá
trị trung bình của 2 thử nghiệm nhắc lại. Nếu
thử nghiệm nhắc lại đạt yêu cầu thì loạt
vắc xin được coi là đạt công hiệu thành
phần bạch hầu. Nếu thử nghiệm nhắc lại
không đạt yêu cầu, loạt vắc xin bị coi là không
đạt công hiệu thành phần bạch hầu và phải
huỷ bỏ.
- Nếu kết
quả không đạt yêu cầu nhưng thử nghiệm
không có giá trị (invalid test) thì chỉ cần nhắc
lại thử nghiệm với số lượng mẫu và
số lượng chuột bằng lần 1.(trình tự thử
nghiệm lặp lại giống lần 1.Nếu ở
lần thử nghiệm nhắc lại vẫn không
đạt yêu cầu thì loạt vắc xin bị coi là không
đạt yêu cầu về công hiệu thành phần
bạch hầu và phải huỷ bỏ.